Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới trong phòng chống HIV. Đặc biệt là sự dịch chuyển về đường lây truyền bệnh và tỉ lệ trẻ hóa người nhiễm HIV gia tăng.

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, hiện nay Việt Nam ước tính có 249.000 người nhiễm HIV.  Hằng năm, Việt Nam ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới, trong đó có tới 60% người nhiễm HIV được phát hiện mới tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP.HCM.

Đáng chú ý, đường lây truyền HIV có thay đổi, từ lây truyền qua máu là chủ yếu thì hiện nay đường lây truyền qua quan hệ tình dục là chủ yếu. Một trong những điểm đáng lo ngại là hiện nay tỉ lệ người nhiễm HIV đang trẻ hóa. Cụ thể, người nhiễm HIV ở nhóm tuổi 16-29 tăng từ 37,2% năm 2019 lên 48,7% năm 2022. Trong 9 tháng đầu năm ghi nhận 47,3% người nhiễm ở độ tuổi này.

Bên cạnh đó, số người nhiễm HIV mới chủ yếu ở nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 49%, trong khi đối tượng nghiện chích ma túy chỉ chiếm 6%, người hành nghề mại dâm chiếm 0,5%.

“Đường lây truyền bệnh đã có sự thay đổi, nguy cơ tăng dịch HIV, đặc biệt người nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa, xu hướng dịch tăng rõ rệt ở nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) và cảnh báo tăng ở các nhóm khác.

Hoa Hậu H’Hen Niê trong một chương trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS

Phát hiện HIV ở giai đoạn muộn, vì sao?
Bên cạnh đó, gia tăng tỉ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục, hành vi nguy cơ của các nhóm nguy cơ cao ngày càng phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, sử dụng chemsex (sử dụng chất khi quan hệ tình dục), quan hệ tình dục tập thể,… khả năng tiếp cận triển khai can thiệp khó.

Trong khi đó, hiện nay người nhiễm HIV vẫn còn nhiều rào cản, đặc biệt tình trạng phân biệt đối xử vẫn còn trong cộng đồng”.

Để tiếp cận với những nhóm nhiễm HIV mới, nhiều tổ chức xã hội cũng tổ chức các chương trình truyền thông, tư vấn HIV. Trong đó, có nhóm cộng đồng người chuyển giới nữ (VENUS), hay các phòng khám dành cho cộng đồng LGBT, cung cấp PrEp (điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV),… giúp những người trong cộng đồng nguy cơ cao như MSM có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế.

HIV không còn là án tử
Từ khi HIV bắt đầu xuất hiện, đến nay cả thế giới đã chứng kiến nhiều tiến bộ khoa học trong điều trị HIV. Khi HIV mới xuất hiện, nó được coi là bản án tử hình. Thế nhưng hiện nay chúng ta có thể coi HIV là bệnh mãn tính, người bệnh hoàn toàn có thể sống chung với HIV.

Các phương pháp dự phòng HIV được coi là an toàn và hiện Việt Nam đang làm rất tốt, công tác điều trị dự phòng trước lây nhiễm HIV đạt được nhiều kết quả. Năm 2022, việc điều trị gia tăng và giảm được người nhiễm HIV tại Việt Nam, đây là tín hiệu đáng mừng và Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa.

Tuy nhiên, theo các báo cáo cho thấy vẫn còn 10% người nhiễm HIV bị kỳ thị trong cộng đồng. Sự kỳ thị dai dẳng ấy sẽ là rào cản để Việt Nam đạt được mục tiêu chấm dứt HIV. Chúng ta cần thay đổi nhận thức của cộng đồng trong thời gian tới.

 

Trích nguồn Cục phòng chống HIV/AIDS

 

Liên kết liên quan

Các bước đột phá được công bố từ Hội nghị Quốc tế về HIV/AIDS vừa qua tại Munich – Đức (AIDS2024, THÁNG 7/2024 tại Munich – Đức)

  Hội Nghị AIDS 2024 đã mang đến những cập nhật khoa học mang tính đột phá và thay đổi to lớn trong ứng phó với HIV/AIDS toàn cầu, cũng như các sáng kiến do

Xem thêm
Loại thuốc tiềm năng có thể giảm trừ virus HIV khỏi não

  Các nhà nghiên cứu Anh đã phát triển được loại thuốc tiềm năng giúp loại bỏ HIV khỏi các tế bào nhiễm virus trong não. Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu

Xem thêm
Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn những người khác không?

  Những người nhiễm HIV có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn người khác hay không vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Những người có nguy cơ tiến triển nặng và tử vong do

Xem thêm